Bất lực với chatbot bán dữ liệu trên Telegram

Một báo cáo mới đánh giá về Công nghệ Internet of Things (IoT) đã chỉ ra rằng Facebook được xếp hạng là công ty kém uy tín nhất trong lĩnh vực này. Báo cáo này đưa ra những điểm yếu của Facebook trong việc quản lý và bảo vệ dữ liệu trong các ứng dụng và thiết bị IoT của họ.


Ảnh: Sưu tầm

Không chỉ có thông tin cá nhân, các Bot của Telegram còn cung cấp cả tài khoản ví điện tử, mạng xã hội, biển kiểm soát xe, hóa đơn tiền điện hàng tháng.


Phạm Đức, lập trình viên ở Hà Nội, sốc khi thông tin về anh bị phơi bày chỉ bằng một tin nhắn tra cứu, nhưng không thể làm gì dù đã báo với Telegram.


Nghe về công cụ này thông qua một hội nhóm công nghệ thông tin đầu tháng 7, anh Đức không mất nhiều thời gian để tìm ra và dùng thử chatbot. Sau vài thao tác, thông tin bot hiện ra ở phần kết quả tìm kiếm công khai, cho phép người dùng tra cứu miễn phí trong lần đầu tiên.


Thử nhập số điện thoại của chính mình, anh choáng váng với tin nhắn trả về. Hàng loạt thông tin cá nhân của anh, từ họ tên, ngày sinh cho đến số giấy tờ, hộ khẩu hiện ra một cách chi tiết và chính xác. "Đây đều là những thứ tôi luôn hạn chế chia sẻ tối đa, nhưng không lại được tra cứu dễ dàng chỉ với một số điện thoại như vậy", Đức nói.


Các bộ thông tin này được bán từ 0,001 đến hơn một USD, trong đó rẻ nhất là dữ liệu tài khoản Facebook. Chỉ cần nhập tên, năm sinh và tỉnh thành của một người nào đó, chatbot sẽ trả về thông tin cá nhân trùng khớp với giá 1,24 USD (30 nghìn đồng).


Ngoài chatbot, việc mua bán dữ liệu cá nhân còn được thực hiện qua các kênh, tài khoản trên Telegram. Những bộ dữ liệu được lọc theo nhóm người dùng "có thẻ tín dụng", "có ôtô", "có gửi tiết kiệm"... và được bán từ 300 đến 3.000 đồng tùy số lượng. Người mua nhận về danh sách đầy đủ từ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, CCCD cho đến số dư tài khoản.


Telegram có đang dung túng cho hành vi này?

Trả lời VnExpress về tình trạng dữ liệu của người Việt bị rao bán trên nền tảng, người phát ngôn Remi Vaughn của Telegram khẳng định:


"Kể từ khi thành lập, Telegram đã tích cực kiểm duyệt nội dung có hại trên nền tảng của chúng tôi, bao gồm cả việc xuất bản và bán thông tin cá nhân".


Đại diện ứng dụng cho biết việc rà soát được thực hiện qua những người kiểm duyệt, kết hợp giám sát chủ động trong các nội dung công khai và các báo cáo của người dùng. Nội dung vi phạm sau khi kiểm tra sẽ bị xóa.


Giao diện báo cáo nội dung vi phạm trên Telegram. Ảnh: Sưu tầm


"Nếu tìm thấy dữ liệu riêng tư bị bán, người dùng có thể sử dụng công cụ báo cáo trong ứng dụng để gửi cho người kiểm duyệt"


Tuy nhiên, không như công bố của nền tảng, hầu hết chatbot, group kể trên đều ở dạng công khai, nhưng vẫn tồn tại trong thời gian dài. Mục "Report" của Telegram tập trung vào các vi phạm như nội dung spam, bạo lực, khiêu dâm, lạm dụng trẻ em, vi phạm bản quyền, mà không có mục cho báo cáo vi phạm dữ liệu.


Nguồn: Theo VnExpress


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn