SEO (Search Engine Optimization): Đây là một trong những thuật ngữ được coi là phổ biến nhất mỗi khi nhắc đến Digital Marketing. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là quá trình tăng cường vị trí của trang web trong kết quả tìm kiếm tự nhiên của các công cụ tìm kiếm như Google.
PPC (Pay-Per-Click): PPC đề cập đến việc trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột vào một liên kết cụ thể. Thay vì tối ưu hóa trên trang, với PPC bạn cần tạo quảng cáo bao gồm 2 dòng tiêu đề ngắn, mô tả và liên kết đến trang web hoặc trang đích. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm các tiện ích mở rộng như số điện thoại hoặc liên kết đến các trang bổ sung. Kết hợp với SEO có thể thúc đẩy doanh nghiệp của bạn tăng vọt!
CTR (Click-Through Rate): Tỷ lệ click chuột là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng khi bạn chạy một chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội, là tỷ lệ giữa số lần nhấp chuột và số lần hiển thị quảng cáo hoặc liên kết.
CRO (Conversion Rate Optimization): Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, là quá trình tăng cường tỷ lệ khách hàng thực hiện hành động mong muốn trên trang web (ví dụ: mua hàng, đăng ký, đăng nhập).
ROI (Return on Investment): Tỷ suất lợi nhuận, là chỉ số để đo lường hiệu quả của một
chiến dịch tiếp thị dựa trên tỷ lệ giữa lợi nhuận thu được và số tiền đã đầu
tư. ROI có thể tính bằng 2 cách, tùy vào cách xem xét các khoản chi có liên
quan.
Ø
ROI = doanh thu/chi phí
quảng cáo
Ø ROI = doanh thu/(chi phí quảng cáo + chi phí bổ sung/chi phí liên quan).
CRM (Customer Relationship Management): Quản lý mối quan hệ khách hàng, là quá trình quản lý và tương tác với khách hàng hiện tại và tiềm năng để tạo ra mối quan hệ lâu dài và tăng doanh số.
KPI (Key Performance Indicator): Chỉ số hiệu suất chính, là các chỉ số định lượng được sử dụng để đánh giá và đo lường thành công của một chiến dịch hoặc mục tiêu kinh doanh. KPI ở đây có thể là bất kỳ loại phân tích nào như tỷ lệ tương tác, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ thoát,….
Content Marketing: Tiếp thị nội dung, là việc tạo ra và chia sẻ nội dung giá trị để thu hút, tương tác và chuyển đổi khách hàng. Các loại nội dung có thể bao gồm bản sao email, Landing Page, Inforgraphic, eBook, video, SMS, bài báo, blog,… Nội dung có thể được sử dụng trên các kênh, nhưng tất cả nội dung của bạn phải có tiếng nói và thông điệp nhất quán.
Social Media Marketing: Tiếp thị trên mạng xã hội, là việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter để quảng bá sản phẩm, tương tác với khách hàng và tạo dựng thương hiệu.
Analytics: Phân tích dữ liệu, là quá trình thu thập, phân tích và hiểu thông tin từ dữ liệu để đưa ra quyết định và cải thiện chiến lược Digital Marketing.
Affiliate Marketing: Đây là một hình thức tiếp thị trực tuyến trong đó người tiếp thị (affiliate) quảng bá và quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của người bán hàng khác, và nhận được hoa hồng hay phần trăm hoa hồng từ doanh số bán hàng mà họ tạo ra. Hoạt động này đang rất phổ biến, điển hình nhất là các TikToker, YouTuber, Facebooker,… thường dẫn link sản phẩm về các trang bán hàng như Shopee, Lazada, TikTok Shop,…
CPA (Cost Per Acquisition): CPA là một trong những thuật ngữ trong Digital Marketing
được sử dụng phổ biến nhằm xác định chi phí bỏ ra để có được một khách hàng. Để
tính được CPA bạn chỉ cần chia tổng chi phí của chiến dịch cho số lượng chuyển
đổi. Số liệu này quan trọng vì nó thực sự cho bạn biết số tiền bạn đang chi
tiêu cho mỗi chuyển đổi. Nếu chi phí này quá cao, bạn nên cân nhắc thực hiện
lại chiến dịch tiếp thị của mình.